Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thứ tư - 08/11/2023 15:47
Búa và liềm là biểu tượng của những người theo chủ nghĩa Cộng sản, chúng được sử dụng để đại diện cho 1 tổ chức Cộng sản, Đảng Cộng sản hay Nhà nước đi theo Chủ nghĩa Cộng sản. Biểu tượng này được thể hiện bằng một cái búa và một cái liềm đặt chéo nhau
     Búa và liềm là biểu tượng của những người theo chủ nghĩa Cộng sản, chúng được sử dụng để đại diện cho 1 tổ chức Cộng sản, Đảng Cộng sản hay Nhà nước đi theo Chủ nghĩa Cộng sản. Biểu tượng này được thể hiện bằng một cái búa và một cái liềm đặt chéo nhau. Hai công cụ này tượng trưng tương ứng cho công nhân công nghiệp đô thị và các nông dân nông nghiệp nông thôn, và sự đặt chồng lên nhau tượng trưng cho sự thống nhất của hai giai cấp lao động. Biểu tượng này được hình thành trong cuộc Cách mạng Nga.
 
    I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
   (ĐHXIII) - Trải qua 90 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu của cách mạng Việt Nam.
    Đại hội I: Khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
    Đại hội II: Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn
    Đại hội III: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà
    Đại hội IV: Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
    Ðại hội V: Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân
    Đại hội VI: Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước
    Đại hội VII: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN
    Đại hội VIII: Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
    Đại hội IX: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    Đại hội X: Huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển
    Đại hội XI: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước
    Đại hội XII: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
    Đại hội XIII: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức khai mạc sáng ngày 26/01/2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ đô Hà Nội.
    Dự Đại hội có 1.587 đại biểu thay mặt cho hơn 5 triệu đảng viên toàn Đảng. Trong đó có 191 đồng chí đại biểu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, 1.381 đại biểu được bầu từ đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương, 15 đại biểu thuộc các Đảng bộ ngoài nước do Bộ Chính trị chỉ định. Đại biểu nam có 1.365 đồng chí, chiếm 86,01%, đại biểu nữ có 222 đồng chí, chiếm tỷ lệ 13,99%. Đại biểu là người dân tộc thiểu số có 175 đồng chí, chiếm tỷ lệ 11,03%. Có 3 đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, chiếm 0,19%; 13 đại biểu là Nhà giáo ưu tú, chiếm 0,82%; 15 đại biểu là Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, chiếm 0,95%.
    Chủ đề của Đại hội là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
    Dự Đại hội XIII có 1.587 đại biểu (tăng 77 đại biểu so với Đại hội XII) đại diện cho gần 5,2 triệu đảng viên trong cả nước; trong đó đại biểu đương nhiên có 191 đồng chí là Ủy viên chính thức và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, 1.381 đại biểu chính thức được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương, 15 đại biểu ngoài nước được Bộ Chính trị chỉ định.
    Tới dự Đại hội có các đại biểu khách mời: Đồng chí Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: đồng chí Trần Đức Lương, đồng chí Nguyễn Minh Triết, đồng chí Trương Tấn Sang. Đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: đồng chí Nguyễn Văn An, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng. Các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng từ khoá III đến khoá VII; các đồng chí Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII. Đại diện các Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu; đại diện thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam.
    Đại hội XIII đã nhận được 298 thư, điện mừng của 149 đảng, 06 tổ chức khu vực và quốc tế, 93 tổ chức hữu nghị, nhân dân, 25 Đoàn ngoại giao, 16 cá nhân từ 92 quốc gia. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhận được điện, thư chúc mừng nhiều nhất so với các kỳ Đại hội trước, cho thấy tình cảm sâu sắc của bạn bè quốc tế đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; đồng thời, khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
    Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc Diễn văn khai mạc Đại hội. Đồng chí nhấn mạnh: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có trách nhiệm lịch sử to lớn đối với Tổ quốc, đồng bào và dân tộc ta, không chỉ trong giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 mà cho cả những thập niên tới, cho những thế hệ tương lai của đất nước. Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đổi mới, hội nhập và phát triển, phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, kiên định niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991; 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045.
    Đồng thời, Đại hội kiểm điểm sâu sắc, toàn diện công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ mới; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng; đặc biệt là bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII gồm những đồng chí thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo, bản lĩnh và trí tuệ đủ sức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ to lớn, nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong những năm tới”.
    Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Báo cáo nêu rõ:
    “Năm năm qua, nắm bắt thuận lợi, thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là tác động của dịch bệnh và thiên tai liên tiếp xẩy ra, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quyết tâm, bản lĩnh, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; đất nước phát triển nhanh và bền vững; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
    Kinh tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (khoảng 5,9%). Nhiều khó khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém từ các năm trước đã được tập trung giải quyết và đạt những kết quả bước đầu. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định khá vững chắc; lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp; các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm và có bước được cải thiện; kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường.
    Huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, hiệu quả sử dụng được nâng lên. Cán cân thương mại được cải thiện; xuất khẩu tăng nhanh. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện ba đột phá chiến lược đạt được những kết quả quan trọng. Môi trường đầu tư, kinh doanh, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên. Chính trị, xã hội ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
    Các lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam... có nhiều chuyển biến tích cực, có mặt khá nổi bật.
    Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng, được tiến hành toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Nhiều vấn đề phức tạp được đặt ra và thực hiện từ những năm trước nhưng hiệu quả còn thấp, trong nhiệm kỳ này đã có chuyển biến tích cực.
    Công tác kiểm tra, giám sát và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt những kết quả cụ thể, rõ rệt. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử nghiêm minh, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế, ngăn chặn.
    Trước tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chúng ta đã coi trọng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh, chủ động xử lý thành công các tình huống, không để bị động, bất ngờ. An ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
    Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đồng thời đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát triển của thế giới và khu vực, được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ, đánh giá cao; uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.
    Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, nhưng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc, đất nước đã đạt được những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước. Trong khi kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. …
    Có thể khẳng định những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tạo được dấu ấn nổi bật, mà còn góp phần củng cố niềm tin, tạo ra động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, thuận lợi, đưa đất nước bước vào một thời kỳ phát triển mới.
    Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thảo luận, tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện 5 năm Nghị quyết Đại hội XII (2016 - 2021) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 – 2026 nêu trong Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội.
    Với tinh thần  “Đoàn kết - dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhân dân và đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho nhiệm kỳ 2021 - 2026 như sau:
    Mục tiêu tổng quát:
    Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Mục tiêu cụ thể:
    - Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
    - Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
    - Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
    Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025:
    Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.
    Về xã hội: Đến năm 2025, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2025 dưới 4%; tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm; có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tuổi thọ trung bình đạt khoảng 74,5 tuổi; tỉ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
    Về môi trường: Đến năm 2025, tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 - 100%, nông thôn là 93 - 95%; tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%; tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỉ lệ che phủ rừng ổn định 42%.
    Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII:
    (1) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm", những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
    (2) Tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, tiêm chủng đại trà vắc-xin Covid-19 cho cộng đồng; phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước.
    (3) Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
    (4) Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.
    (5) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc.
    (6) Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã thảo luận và thông qua:
   - Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
    - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
    - Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp Trung ương khóa XII;
    - Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội XIII.
    Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá mới gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí Uỷ viên chính thức, 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.
    Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp để bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đồng chí Trần Cẩm Tú được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
    Sau 7 ngày làm việc, ngày 01/2/2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bế mạc. Trong Diễn văn bế mạc do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày đã nhấn mạnh: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, kết thúc sớm hơn gần 2 ngày so với kế hoạch đề ra.
    Thành công rất tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi đề nghị: Ngay sau Đại hội, tất cả các cấp uỷ, tổ chức đảng cần tập trung làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về kết quả Đại hội; nghiên cứu, quán triệt sâu sắc Nghị quyết và các văn kiện Đại hội; khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động, phát động phong trào thi đua yêu nước sâu rộng, tinh thần đổi mới sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để sớm đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế.
    Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hoá, khát vọng phát triển đất nước, sức mạnh con người Việt Nam, vai trò của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn, lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta.i Nghị quyết Đại hội để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn, lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta.
    II. TỈNH QUẢNG NINH TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII:
    PHẤN ĐẤU TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GRDP TRÊN 10%
    Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất mà Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đưa ra trong thời gian tới là phải khẩn trương tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII gắn với Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành tỉnh kiểu mẫu.
    Bước vào năm mới 2021, tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt với những khó khăn, trong đó có diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, với Đảng bộ và chính quyền tỉnh, đan xen cùng thách thức là những thuận lợi, thời cơ mới. Với tinh thần quyết tâm, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai mục tiêu kép, vừa nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, "giữ vững địa bàn an toàn và đà tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới; vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy liên kết vùng", quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) trên 10%; thu ngân sách nội địa phấn đấu mức tăng cao nhất, tỷ lệ tăng thu tương ứng với mục tiêu tăng trưởng; thu xuất nhập khẩu đạt và vượt chỉ tiêu Trung ương giao.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã và đang quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
    Để biến ước mơ thành hiện thực, theo ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Quảng Ninh cần thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ lớn, 3 đột phá và 6 nhóm giải pháp chủ yếu mang tính khả thi cao..., trong đó có một số vấn đề đáng quan tâm như sau:  Trước hết phải tiếp tục quan tâm đúng mức cho nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ là "then chốt của then chốt". Nhiệm vụ trong giai đoạn mới đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, theo hướng có trọng điểm, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề ngay từ cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công trước mắt và chiến lược…  Không ngừng đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp đảm bảo khoa học, dân chủ, gần nhân dân, sát nhân dân, vì nhân dân và luôn bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm, làm quyết liệt, đến cùng và có kết quả, có "sản phẩm" đo lường được. Củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm…
Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Quảng Ninh.
    Ông Nguyễn Xuân Ký chia sẻ: "Quảng Ninh tập trung nguồn lực cho các công trình dự án động lực, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển con người, xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh..."
    Tiếp nối sự thành công của Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là một bước củng cố rất cơ bản công tác cán bộ gắn với xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, thì việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 bảo đảm an toàn trong điều kiện dịch bệnh chưa kết thúc; nâng cao chất lượng đại biểu các cơ quan dân cử, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng luật, an toàn, thực sự trở thành ngày hội toàn dân tham gia xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh trong năm 2021.
    Năm 2021, Quảng Ninh tập trung nguồn lực cho các công trình dự án động lực, phấn đấu hoàn thành đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1, 3; nút giao Đầm Nhà Mạc, nút giao Hạ Long Xanh và đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (Km 6+700) đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1)...; khởi công khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh, khu du lịch, dịch vụ phức hợp cao cấp Vân Đồn; sớm triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường tốc độ cao ven sông tuyến miền Tây, nghiên cứu quy hoạch tuyến đường kết nối từ cầu Cửa Lục 2 lên Đồng Sơn, Kỳ Thượng (Hạ Long)….
    Trên cơ sở dự báo sự biến động sẽ ngày càng phức tạp hơn của đại dịch COVID -19, tiếp tục tìm tòi chính sách kích cầu du lịch đủ mạnh, khai thác hiệu quả tối đa thị trường khách nội địa, phấn đấu đón khoảng 10 triệu lượt khách; chủ động song hành hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn văn minh… mà Đại hội thứ XV của Đảng bộ tỉnh hoạch định, bảo đảm ổn định ngay từ cơ sở.
    Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển con người, xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh... Tiếp tục củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân vững chắc; tăng cường các nguồn lực thực hiện mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trên tuyến biên giới, biển đảo, địa bàn chiến lược, trọng điểm.
    Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Phát huy truyền thống "Kỷ luật và đồng tâm", lãnh đạo đơn vị không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động
    Phát huy truyền thống "kỷ luật và đồng tâm", trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TKV đặt ra mục tiêu tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng Đảng bộ TKV và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; xây dựng TKV phát triển bền vững. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ là lãnh đạo Tập đoàn và các công ty trực thuộc TKV hoàn thành nhiệm vụ chính trị hằng năm, kế hoạch 5 năm 2020 - 2025; chiến lược phát triển TKV giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn 2030 góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng quốc gia và hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; bảo đảm đủ việc làm và thu nhập của người lao động, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu: “An toàn - Phát triển - Hiệu quả”.
Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn TKV lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
    Đảng bộ TKV đã xây dựng và đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 2020 - 2025, như: Tổng doanh thu đạt 760 nghìn tỷ đồng (tăng 25% so với thực hiện giai đoạn 2015-2020, bình quân tăng 5%/năm). Lợi nhuận 17,5 nghìn tỷ đồng, bình quân 3,5 nghìn tỷ đồng/năm. Nộp ngân sách tăng 5%/năm. Tổng giá trị đầu tư 76,9 nghìn tỷ đồng, bình quân 15,4 nghìn tỷ đồng/năm; năng suất lao động tăng 6-7%/năm. Bảo đảm đủ việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân tăng 5-7%/năm. Chăm lo, thực hiện tốt các chế độ chính sách, phúc lợi và nhà ở cho người lao động,…
    Để hoàn thành những mục tiêu quan trọng nói trên, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ TKV sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, như: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; tăng cường công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể chính trị xã hội; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng…
    Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của TKV trong giai đoạn mới. Cụ thể hóa sự lãnh đạo thông qua các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo thực hiện những chủ trương lớn, quan trọng về kinh doanh, về tái cơ cấu bộ máy và công tác cán bộ. Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với Hội đồng Thành viên, ban điều hành Tập đoàn. Phát hiện, tổng hợp và đề xuất tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV. Với những mục tiêu cụ thể trên, mỗi đảng viên của Đảng bộ TKV phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành để tham gia có hiệu quả, góp phần vào sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong toàn Tập đoàn.
    Từ những bài học thực tiễn quý báu được rút ra trong quá trình xây dựng, phát triển Tập đoàn và những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Tập đoàn sẽ không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và người lao động toàn Tập đoàn. Đồng thời nắm chắc thời cơ, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện thẳng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tập đoàn lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025, xây dựng TKV phát triển bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    III. ĐẢNG BỘ TUYỂN THAN HÒN GAI TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TUYÊN TRUYỀN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG.
    Ngày 18/6 Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt nam chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn Đảng bộ nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.Điểm cầu chính tại phòng họp Văn phòng Tập đoàn ngoài ra là các điểm cầu tại 80 đơn vị trực thuộc Tập đoàn.
   
     Đồng chí Nguyễn Thị Tiếp, Báo cáo viên Trung ương, Cố vấn cao cấp Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương trực tiếp triển khai quán triệt 5 chuyên đề, nội dung các chuyên đề tập trung vào những vấn đề cốt lõi, nhận thức mới, tư duy mới trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gồm:

    Chuyên đề 1: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,
    Chuyên đề 2: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
    Chuyên đề 3: Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
    Chuyên đề 4: Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam.
    Chuyên đề 5: Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia.
    Hội nghị được nghe tuyên truyền về 6 nhiệm vụ trọng tâm:
    Một là: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
    Hai là: Tập trung kiểm soát đại dịch COVID-19, tiêm chủng đại trà vắc-xin COVID-19 cho cộng đồng; phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất, kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước.
    Ba là: Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
    Bốn là: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.
    Năm là: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc.
    Sáu là: Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt.

    Và 3 đột phá chiến lược
    Thứ nhất: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính, hợp tác công - tư; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật.

    Thứ hai: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    Thứ ba: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã xác định các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, đó là:
    Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Mục tiêu cụ thể là: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao./.
    Đảng bộ Công Ty Tuyển Than Hòn Gai đã tổ chức 04 điểm cầu trực tuyến cho 100% Cán bộ đảng viên tham dự., Hội nghị được tổ chức nghiêm túc, khoa học, thực chất, hiệu quả và an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
    Đây là dịp để toàn thể cán bộ đảng viên trong đảng bộ Công ty học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhằm giúp cán bộ, đảng viên nắm vững nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Trên cơ sở đó, cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, đồng thời tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể CBCNV, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
    IV. ĐẢNG VIÊN CÙNG VỚI INTERNET
    1. Đảng viên phải thực hiện nghiêm quy định những điều đảng viên không được làm.
    Đảng viên là một trong những bộ phận luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực được biểu hiện qua câu nói “ Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.Thời gian qua, với sự phát triển ngày càng rõ ràng của mạng internet, nhiều đảng viên đã sử dụng các trang blog, mạng xã hội… để đăng tải hoặc chia sẻ các thông tin, hình ảnh thể hiện quan điểm, ý kiến của mình. Có thể nói, đây là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của việc tự do, dân chủ đang ngày càng được mở rộng và phát huy ở xã hội ta, các đảng viên có thể bày tỏ chính kiến, nguyện vọng, suy nghĩ của mình cũng như đưa các đề xuất, giải pháp về nhiều vấn đề của xã hội, của đất nước, kể cả của Đảng như những người khác.
    Có đảng viên thể hiện sự vô trách nhiệm rất đáng trách khi đăng những thông tin chưa được kiểm chứng rồi để người khác vào bình luận những ý kiến sai trái, mang thái độ hằn học, xuyên tạc, suy diễn sai lầm. Thậm chí, có trường hợp, đảng viên cố tình đăng ý kiến úp mở để “dẫn dụ” người xem bình luận những lời mà có lẽ chính người đăng muốn nói, để nhắm vào những cá nhân nào đó. Đây là kiểu “mượn gió bẻ măng” của không ít người, khi bản thân không tiện nói điều mà ai cũng thấy là không có căn cứ, nhưng lại “khéo khêu gợi” người khác nói thay, để nếu có ai thắc mắc thì “phủi tay” là do “người khác nói chứ không phải tôi!”.
    Những biểu hiện đó rất đáng phê phán.
    Có những đảng viên đưa ý kiến, chia sẻ những bài viết chưa được kiểm chứng, hoặc sai lệch hoặc có dụng ý cá nhân không lành mạnh, kể cả có người đang công tác ở các cơ quan của Đảng, của chính quyền. Chẳng hạn, có đảng viên liên tục đưa các thông tin không được kiểm chứng trôi nổi trên internet về một số vị lãnh đạo của Đảng và đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có ý kiến, phải giải thích rõ ràng. Trên thực tế, thông tin trên internet gần như  gì cũng có, với rất nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc Đảng, Nhà nước, các vị lãnh tụ và các vị lãnh đạo của nước ta, trừ những trường hợp thật cần thiết, còn lại không ai rỗi hơi đi giải thích, phản bác từng vụ việc. Bản thân đảng viên nói riêng và người đọc nói chung có thể dùng hiểu biết, nhận thức của mình để tự xác định thông tin nào là đúng, thông tin nào là bịa đặt, xuyên tạc. Nếu không rõ đúng sai, hay dở mà đã dẫn lại, phát tán, yêu cầu giải thích… thì đó là thái độ không đúng mực, thậm chí sai trái, của đảng viên.
    Có đảng viên vì thiếu thông tin, hoặc cố tình cắt xén thông tin, đã chộp được một số thông tin, ý kiến nào đó rồi suy diễn một cách phi lý hoặc có dụng ý xấu, từ đó thực hiện việc công kích đến tổ chức, cá nhân một cách vô tội vạ. Có trường hợp, tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện những công việc nào đó theo yêu cầu, một đảng viên đọc được, không hiểu mô tê thế nào, cứ cho là đang nhắm đến mình rồi lên trên trang của mình kêu ca phàn nàn , trách móc đủ kiểu, làm bạn bè trong friendlist nháo nhào lên, rồi bình luận đủ thứ…
    Có đảng viên nhân danh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đã cắt xén ý kiến, bài viết của người khác, nhất là của các vị lãnh đạo, rồi công kích, phản bác, đưa ra những luận điểm trái chiều nhằm thay đổi kết cấu nội dung của những ý kiến, bài viết đó. Thoạt nhìn, điều này tưởng như là một thái độ dũng cảm, tích cực của đảng viên đó, thể hiện sự thẳng thắn và hiểu biết khi mạnh dạn phản biện ý kiến của lãnh đạo, nhưng thực chất trong nhiều trường hợp, các ý kiến này chỉ là những phản đối lụn vụn, thiếu cả kiến thức lẫn tư duy chiều sâu. Do đó, những đảng viên này hoặc là “thích chơi nổi”, làm những việc cho những người thiếu hiểu biết thấy là mình giỏi giang, dũng cảm, để rồi được tung hô, tưởng như thế là oai nhưng thực ra lại là sự thiếu hiểu biết ,kém cỏi, thiếu suy nghĩ.
    Còn có những đảng viên thực sự thiếu ý thức khi mà đang trong tình hình chống dịch gay gắt của cả nước mà lại dành thời gian để đi chơi gold , đi nhậu nhẹt... Nhất đó lại là những đảng viên cấp cao được sự tín nhiệm và tin tưởng của nhân dân thì lại càng phải làm gương, tuân theo chỉ thị của chính phủ, nêu cao tinh thần ‘ chống dịch như chống giặc” để cho những đảng viên cấp dưới hiểu rõ hơn về vấn đề quan trọng đó.
    Có những đảng viên vẫn chưa hiểu được trách nhiệm của mình khi mà cả nước đang gồng mình để chống dịch. Trong thời kỳ công nghệ số thì việc thể hiện trách nhiệm đơn giản nhất mà đảng viên có thể làm đó chính là tuyên truyền các chỉ thị, công văn , các phương pháp, phương thức chống dịch tốt bằng phương thức truyền mạng mà bản thân các đồng chí còn không làm thì thử hỏi bản thân mình vào đảng để làm gì, trách nhiệm của mình với đất nước với nhân dân ở đâu.
    Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, Trung ương đã ban hành Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011 “Quy định về những điều đảng viên không được làm” với 19 điều cụ thể, rõ ràng. Ngày 15-3-2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có Hướng dẫn số 03-HD/UBKTTW nêu chi tiết về những điều đảng viên không được làm.
    1- Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
    2- Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
    3- Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật.
    4- Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện đối với người khác. Đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.
    5- Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
    Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
    6- Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.
    7- Đảng viên (kể cả cấp uỷ viên và đảng viên là cán bộ diện cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
    8- Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ.
    Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác.
    Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.
    Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.
    9- Làm trái quy định trong những việc : quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Đảng và Nhà nước; huy động vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ, cứu nạn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các quy định trong hoạt động tố tụng.
    10- Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định.
    Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy định.
    
Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.
    
11- Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái quy định. Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình nhằmtrục lợi.
    12- Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định.
    13- Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia hoạt động rửa tiền.
    14- Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụngngười có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia.
    15- Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp khách, tặng quà, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức hoặc trái quy định.
    Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định.
    16- Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
    17- Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.
 Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.
    18- Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.
    19- Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.
    Đảng viên ở các trường hợp có biểu hiện như trên, có thể thấy đã vi phạm rất nhiều điểm trong các quy định này. Ở đây chỉ xin phân tích vài điểm:
    Mục c) khoản 1 Điều 1 về “Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép” đã nêu: Đảng viên không được “làm những việc pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên”. Điều này rất rõ ràng, khi đăng tải, dẫn lại, chia sẻ các thông tin mập mờ, có thể không vi phạm rõ ràng vào một điều khoản nào của các luật, nhưng từ đó làm người đọc có cái nhìn nhận sai lệch về bản chất của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn, nếu đảng viên nào đó chỉ đăng các vụ tiêu cực trong xã hội từ báo chí, dù không có lời bình luận nào, thì người đọc cũng hiểu rằng người đăng đã có một dụng ý nhất định, nhằm phê phán sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trong khi trên thực tế, các việc tốt và chưa tốt đan xen nhau chứ không phải chỉ có việc xấu. Hay đảng viên chỉ dẫn lại các ý kiến được cho là không phù hợp của các vị lãnh đạo, dù không bình phẩm gì thêm thì cũng khiến người đọc nhận xét về trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, trong những trường hợp đó là cá biệt…
    Mục a) của khoản 1 quy định đảng viên không được “cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước, những việc chưa được phép công bố ra ngoài phạm vi (nội dung, đối tượng) cho phép” của Điều 2 đã nêu một trong những loại thông tin đó là “bí mật của Đảng, Nhà nước bao gồm: thông tin, tài liệu được quy định là thông tin, tài liệu mật, có đóng dấu "MẬT", "TỐI MẬT", "TUYỆT MẬT" hoặc quy định chỉ lưu hành nội bộ (kể cả bản sao chép, sao chụp hoặc trích các loại thông tin, tài liệu đó). Danh mục bí mật của Đảng và Nhà nước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành”. Trong phần lớn các trường hợp, các loại tài liệu mật ít khi được công bố do việc bảo quản khá nghiêm túc thì nhiều tài liệu nội bộ lại được tung ra với những dụng ý sai trái, tiêu cực. Có tài liệu thuộc về sinh hoạt trong tổ chức đảng, có tài liệu liên quan đến lý lịch cán bộ, đảng viên, có tài liệu trao đổi công tác trong nội bộ tổ chức… nhưng vẫn được đưa ra công khai cho nhiều người biết. Đó là một biểu hiện vi phạm kỷ luật thông tin rất cần xử lý nghiêm khắc.
    Hay một trong nhiều nội dung của khoản 1 Điều 3 đã quy định đảng viên không được “Viết bài, cho đăng tải tin, ảnh, bài không đúng như xảy ra trong thực tế”. “Không đúng như xảy ra trong thực tế” tức là bịa đặt hoặc dẫn lại từ thông tin không có thật hoặc nêu các thông tin không được kiểm chứng, hoặc thông tin đã bị cắt cúp làm cho sai lệch bản chất vốn có. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc đưa các thông tin này cũng không nên, kể cả có dụng ý tốt, bởi nó sẽ làm người đọc hiểu sai vấn đề, nhận thức lệch lạc so với thực tế, từ đó có thể có hành động không phù hợp. Nếu có dụng ý sai trái, thì các thông tin không đúng đó sẽ dẫn dắt người khác đi đến hành động sai lầm, gây ra hậu quả tai hại…
    Tùy theo mức độ, tính chất của từng trường hợp đưa thông tin lên internet, mạng xã hội của đảng viên để có thể đánh giá về hành vi này. Nếu vì ngộ nhận, vì thiếu thông tin, vì cả tin… mà thỉnh thoảng đưa các thông tin sai trái như trên thì đó có thể là sự nhầm lẫn, vô ý, nhưng cần phải được giáo dục, uốn nắn kịp thời, cần được tổ chức đảng giám sát chặt chẽ để tránh tiếp tục lặp lại. Nhưng nếu đưa thông tin, bài viết thường xuyên, có hệ thống và có dụng ý rõ ràng thì đây là một biểu hiện của suy thoái về tư tưởng, chính trị, cần được giáo dục nghiêm khắc, trong nhiều trường hợp cần phải dùng kỷ luật của Đảng để xử lý, thậm chí nếu có căn cứ phù hợp, có thể chế tài bằng các quy định của pháp luật.
    Là đảng viên, mỗi người cần có trách nhiệm xây dựng tổ chức của mình ngày càng phát triển, trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt vai trò, chức trách được giao, đồng thời luôn chú ý gìn giữ uy tín, thanh danh cho tổ chức. Những cá nhân đảng viên có động cơ không lành mạnh, làm ngược lại điều đó thì cần thiết cho ra khỏi tổ chức!
    2. Những mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội
    Thời gian gần đây, sự phát triển nhanh chóng của internet đã tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, bên cạnh những thúc đẩy tích cực thì cùng với nó, sự ra đời và phát triển của mạng xã hội cũng có không ít hạn chế, thách thức. Một trong những thách thức đó là việc sử dụng chưa lành mạnh, tích cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
    Khái quát về mạng xã hội
    Mạng xã hội  là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây dựng các mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề nghiệp… hoặc với cả những người có mối quan hệ ngoài đời thực.
    Mạng xã hội hiện nay có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, và có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính bảng , laptop, điện thoại di động,…
    Mạng xã hội có những tính năng như chat (trò chuyện), gửi e-mail (thư điện tử), phim ảnh, voice chat (trò chuyện bằng âm thanh hoặc hình ảnh), chia sẻ tài liệu, hình ảnh, video, lập các blog (trang web cá nhân)… Các dịch vụ này có nhiều cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm (có cùng điểm chung về trường học, địa phương…), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail, số điện thoại…), dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), nghề nghiệp, lĩnh vực quan tâm...
    Theo vi.wikipedia, mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích… Nhưng phải đến năm 2006, sự ra đời của Faceboook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng.
    Theo GizChina, báo cáo cho thấy tính đến tháng 1/2021, dân số thế giới là 7,83 tỉ người. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, con số này đang tăng với tốc độ 1% mỗi năm Điều này có nghĩa là kể từ đầu năm 2020, tổng dân số toàn cầu tăng thêm hơn 80 triệu người.
Hiện có 5,22 tỉ người trên thế giới sử dụng smartphone, tương đương 66,6% tổng dân số thế giới. Kể từ tháng 1/2020, số lượng người dùng smartphone tăng 1,8% (93 triệu), trong khi tổng số kết nối di động (một người sở hữu nhiều thiết bị) tăng 0,9% (72 triệu) lên 8,02 tỉ (tháng 1/2021).
    Vào tháng 1/2021, số người sử dụng internet trên toàn thế giới đạt 4,66 tỉ người, tăng 316 triệu người (7,3%) so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, tỷ lệ sử dụng internet toàn cầu là 59,5%. Tuy nhiên, sự bùng phát Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng người dùng internet. Vì vậy, con số thực tế có thể cao hơn.
    Hiện tại, có 4,2 tỉ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới. Con số này tăng 490 triệu trong 12 tháng qua, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng người sử dụng mạng xã hội hiện chiếm hơn 53% dân số toàn cầu
    Tính đến tháng 1/2021, dân số Việt Nam đạt mốc 97.8 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 37.7%. Trong đó, có khoảng 68.17 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau, với thời lượng trung bình là 6 giờ 47 phút. Đây được xem là khoảng thời gian tương đối lớn được sử dụng trong 1 ngày.
    Theo số liệu thống kê, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy người dùng Internet Việt Nam dành nhiều thời gian cho việc xem TV Streaming và sử dụng các nền tảng mạng xã hội lần lượt là 2 giờ 40 phút và 2 giờ 21 phút.
    Bên cạnh đó, các dịch vụ game online và nghe nhạc trực tuyến cũng chiếm hơn 1 giờ thời lượng sử dụng của người dùng Việt. Trên cơ sở đó, các nhà cung ứng dịch vụ có thể đưa ra những kế hoạch cụ thể cho việc nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Năm 2021 chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam với hơn 72 triệu người (chiếm 73.7% dân số), tăng 7 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, YouTube tiếp tục vượt mặt Facebook để trở thành mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.
    Một số ích lợi của mạng xã hội
    Không kể các lợi ích về mặt kết nối bạn bè, kinh doanh hay giải trí…, ở góc độ nâng cao nhận thức và năng lực cá nhân, đặc biệt là vấn đề tư tưởng, của người dùng, mạng xã hội có những tác dụng tích cực đáng kể. Đó là:
    Thứ nhất, mở rộng một số quyền tự do cá nhân.
    Đây là một lợi ích có thể nói là rất quan trọng và cơ bản mà sự phát triển của mạng xã hội đã giúp người sử dụng thể hiện ngày càng rõ nét. Người sử dụng có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về rất nhiều vấn đề trong xã hội, đặc biệt là với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, về các vấn đề trong xã hội, cả khen ngợi, phê bình lẫn phản biện, góp ý, đề xuất. Như vậy mạng xã hội đã tác động đến việc mở rộng quyền tự do ngôn luận, gián tiếp thúc đẩy quyền tự do báo chí, cũng như một số quyền tự do dân chủ khác. Mạng xã hội còn giúp người dùng phát huy một số năng lực cá nhân, thông qua việc giới thiệu một số hoạt động, kỹ năng, sở trường… của mình, nhờ đó có thể xây dựng được hình ảnh tích cực với người khác hơn.
    Thứ hai, cập nhật tin tức, kiến thức, xu thế.
    Một số mạng xã hội có tính năng like (thích) trang, người đọc sẽ nhận được ngay những thông tin cập nhật của trang mạng mình yêu thích hoặc quan tâm về các lĩnh vực, nhờ đó có thể nhanh chóng cập nhật xu thế mới nhất của lĩnh vực hoặc vấn đề mình yêu thích. Đồng thời, qua việc thực hiện chức năng chia sẻ (share) thông tin, hình ảnh của những người trong danh sách bạn bè (friendlist) của mình, người đọc có thể tiếp cận được những thông tin, kiến thức bổ ích mà có khi bản thân không tự tìm kiếm được.
    Thứ ba, cải thiện và nâng cao một số kỹ năng sống.
    Hiện mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều các trang dạy các kỹ năng như ngoại ngữ, nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể dục thể thao… để người sử dụng có thể xem tham khảo, tự học và có thể học bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào mà không cần đến lớp hay phải tốn học phí. Hoặc khi cần, nhiều người có thể nhờ bạn bè hỗ trợ thông tin, kỹ năng, cách xử lý các tình huống cụ thể. Chính nhờ tham gia mạng xã hội, chúng ta có thể học được nhiều kỹ năng cơ bản và cần thiết trong cuộc sống.
    Thứ tư, bày tỏ cảm xúc, chia sẻ cảm xúc và nắm bắt tâm trạng của nhiều người khác.
    Bày tỏ cảm xúc, tâm trạng, ý kiến… trong một số chừng mực nào đó là có lợi cho bản thân, bởi ít nhiều góp phần giải tỏa được ức chế đồng thời có thể qua đó thông báo cho bạn bè của mình biết tình trạng của mình để được nhận sự chia sẻ, giúp đỡ… Đồng thời, khi biết được cảm xúc của người khác, mỗi người có thể bày tỏ thái độ của mình, qua đó tạo sự đồng cảm, gắn kết với nhau nhiều hơn. Không chỉ vậy, với nhà quản lý, việc nắm bắt được tâm trạng, suy nghĩ, quan điểm của người khác, nhất là người trong phạm vi quản lý của mình, có thể phần nào hiểu được họ đang biểu lộ như thế nào, từ đó bản thân có thể có điều chỉnh trong việc ban hành các quyết định quản lý.
    Thứ năm, có khả năng tạo ra các trào lưu.
    Trong một số trường hợp đặc biệt nào đó, một cá nhân có thể tạo ra được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi đưa một thông tin, hình ảnh nào đó trên trang mạng xã hội của mình và tạo ra một dòng chủ lưu thông tin (xu thế) trong một thời điểm nhất định (trend). Điều này có thể thúc đẩy công chúng (cả cộng đồng mạng lẫn người không tham gia mạng xã hội) cùng tham gia xử lý một vụ việc, một vấn đề nào đó (theo hướng tốt lẫn không tốt), đồng thời đưa người tạo ra trend đó trở nên nổi tiếng (cả góc độ tích cực lẫn tiêu cực) mà một số người có thể tận dụng tham gia nhiều hoạt động khác.
    Những lợi ích đó đối với cán bộ, đảng viên là rất tích cực không chỉ cho cá nhân từng người mà còn cho cơ quan, tổ chức.
    Những tác hại của mạng xã hội
    Bên cạnh việc kết nối những người không tốt, bị mất thì giờ với nó, bị “nghiện”, bị ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc một số phiền toái khác, mạng xã hội dĩ nhiên cũng có những tác hại không nhỏ. Có thể kể:
    Thứ nhất, tiếp cận những thông tin sai sự thật.
    Ở mạng xã hội, có thể nói là có đủ thông tin “thượng vàng hạ cám”. Bên cạnh nhiều thông tin hay, bổ ích, đúng sự thật thì nạn tin giả (fake news) cũng rất nhiều. Vì nhiều lý do, thông tin giả được tạo ra một cách có chủ đích hoặc vô ý, được đưa đến những người đọc cả tin và chính họ góp phần phát tán thông tin đó lan rộng mạnh hơn, xa hơn, có thể gây ra những nguy hại cho nhiều người. Trong một số trường hợp, người tiếp nhận loại thông tin này nếu không thẩm định rõ ràng, không thận trọng, có thể bị ảnh hưởng dẫn đến hoang mang, dao động về nhận thức, tư tưởng.
    Thứ hai, bị dẫn dắt, bị lôi kéo.
    Khi vướng vào một trend nào đó không tích cực, người dùng có thể bị dẫn dắt để có suy nghĩ và hành động sai trái, lệch chuẩn. Hoặc khi bị cảm xúc chi phối từ những luận điệu, thông tin không đúng, người ta cũng có thể có thái độ sai lệch về một vấn đề nào đó. Một số người hay “cả tin” nên đinh ninh rằng “không có lửa thì sao có khói” nên tin những điều mình tiếp cận được và hành động theo sự tin tưởng đó. Ở mạng xã hội, tâm lý đám đông lắm khi thúc đẩy người bị “lạc vào” và không thoát ra được, dẫn đến có suy nghĩ và hành động theo đám đông kia mà không phải trường hợp cũng đúng đắn, tích cực.
    Thứ ba, bị lừa đảo, bị lợi dụng.
    Người dùng mạng xã hội có thể bị chiếm tài khoản hoặc bị mạo danh để thực hiện hành vi lừa đảo ngay với chính mình hay người thân, bạn bè của mình. Hoặc việc đưa thông tin, hình ảnh cá nhân, gia đình lên mạng xã hội một cách thường xuyên cũng có thể bị kẻ xấu lợi dụng thực hiện các ý đồ nào đó sai trái, kể cả về chính trị (như tự dưng có tên ở các diễn đạt xấu, các “kiến nghị”, “thư ngỏ” sai trái…).
    Thứ tư, dễ dẫn đến việc say sưa các giá trị ảo.
    Một số người dễ sa vào xu hướng “câu view”, “câu like” (luôn muốn có nhiều người xem, nhiều người bày tỏ thái độ yêu thích…) và bất chấp mọi phương cách để tạo ra các thông tin, hình ảnh càng được nhiều view, nhiều like càng tốt, kể cả chấp nhận những hành động sai trái. Đôi khi, chỉ vì “những lời nói có cánh” trên mạng xã hội mà có người dường như ra rời đời sống thực, bỏ qua các giá trị thực tế (kiến thức, kỹ năng, các mối quan hệ thân tình, các giá trị mang tính chuẩn mực…).
    Thứ năm, thúc đẩy xu hướng bạo lực, chỉ trích.
    Không ít người dùng mạng xã hội hiện nay thích công kích người khác hoặc cổ vũ sự công kích của người khác đối với cá nhân, tổ chức, thậm chí cả với Đảng và Nhà nước. Dường như có một “não trạng” là khi viết trên mạng xã hội phải nói khác với chủ trương, đường lối chung thì mới được coi là “tiến bộ”, “tích cực”. Bên cạnh đó, một số người luôn có xu hướng thiếu trung thực trong đánh giá, nhận xét, lại hay làm người phán xét, luôn tự nhận mình là đúng đắn, còn ý kiến của người khác là sai trái…, dẫn đến trạng thái công kích nhau.
    Không phải chỉ có giới trẻ mới rơi vào các tác hại này mà ngay cả cán bộ, đảng viên nếu không tỉnh táo vẫn có thể bị tác động và trên thực tế đã có không ít người sử dụng mạng xã hội không tích cực, thậm chí là lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các ý đồ sai trái. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở nhóm người sử dụng mạng xã hội lớn tuổi và ít có kiến thức về công nghệ thông tin, sự cả tin và chịu sự tác động của các tin giả, tin xấu lại nhiều hơn nhóm người trẻ tuổi. Và trong trường hợp này, không loại trừ cán bộ, đảng viên lớn tuổi nhưng ít có kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội có thể trở thành những người bị lợi dụng, bị tác động tiêu cực nhiều nhất, bên cạnh những cán bộ, đảng viên trẻ tuổi có kỹ năng sử dụng mạng xã hội tốt nhưng lại có hạn chế về kiến thức, nhận thức!
    3: Những điều lưu ý khi sử dụng mạng xã hội
    Đối với một số người, sử dụng mạng xã hội chỉ là “chơi thôi”, nhưng trong cuộc chơi này, không phải là hoàn toàn vô bổ, cũng như không phải hoàn toàn vô hại. Vì thế, người sử dụng cần phải hết sức thận trọng. Là cán bộ, đảng viên thì lại càng phải thận trọng hơn.
    Chớ cả tin với những gì đọc được trên mạng xã hội
    Mạng xã hội có chứa tất cả những gì được gọi là “thượng vàng hạ cám”. Ở đó, có những thông tin, hình ảnh, video… quý giá mà chúng ta vô tình “nhặt được” từ bạn bè của mình, từ đó có thể cung cấp cho chúng ta những tư liệu hay hoặc gợi mở để chúng ta tiếp tục tìm hiểu và tìm thấy những thông tin cần thiết, có ích. Chẳng hạn, có thể rất tình cờ, chúng ta nhìn thấy các clip trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng tiếng Pháp, sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về sự uyên bác, về phong thái đĩnh đạc, về sức thuyết phục của Bác và Đại tướng, từ đó thêm lòng yêu kính các vị ấy hơn, để chúng ta càng vững niềm tin về tương lai của cách mạng Việt Nam, để chúng ta có thêm quyết tâm đi trên con đường mà các vị cách mạng tiền bối đã chọn…
    Thế nhưng, không phải điều gì trên mạng xã hội cũng có thể đáng tin hết. Có rất nhiều điều chỉ là sự gán ghép vô tội vạ, thiếu trách nhiệm, thậm chí là có ác ý của ai đó, về một cá nhân nào đó. Hoặc có những điều bịa đặt, xuyên tạc với dụng ý chính trị rõ ràng hay đơn giản chỉ là một trò đùa của một người nào đó, mà ta đinh ninh là sự thật. Cách đây vài năm, mạng xã hội hay đưa ảnh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Thị Thu Thủy gắn với phát biểu gây sốc về tình hình biển Đông và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Từ thông tin này, nhiều người đã “cả tin” rồi có những bình luận ác ý nhắm vào đồng chí này cũng như các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc. Chính vì vậy, ngày 17-7-2017, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh đã đăng tải thông báo chính thức về vụ việc này; theo đó, “tỉnh Quảng Ninh khẳng định hình ảnh của bà Thủy bị gán với thông tin nhạy cảm là một sự bịa đặt hoàn toàn nhằm mục đích bôi nhọ danh dự, uy tín của lãnh đạo tỉnh và gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia”.
    Còn rất nhiều thông tin khác liên quan đến các vị lãnh tụ của Đảng, các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, về tình hình biển Đông, về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc… cũng thường có những thông tin sai lệch hoặc những gán ghép có ý đồ xấu, nếu người đọc không tỉnh táo, không thận trọng mà tin theo thì có khi rất tai hại, không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người khác.
    Không chia sẻ, trích dẫn khi không chắc chắn về độ chính xác
    Mạng xã hội cho phép người dùng về cơ bản là tự do đăng tải, trích dẫn, chia sẻ rất nhiều loại thông tin, hình ảnh, tư liệu. Gần đây, một số dịch vụ mạng xã hội có tính năng “lọc”, là một hình thức kiểm duyệt, như Facebook sẽ hạn chế cho đăng những hình ảnh, video clip có nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục (như khỏa thân, lộ các bộ phận nhạy cảm của cơ thể…) hay có tính chất bạo lực (cảnh đánh nhau, có đổ máu…). Thế nhưng, với các nội dung khác, các mạng xã hội gần như không kiểm duyệt và trên thực tế cũng không thể kiểm duyệt. Do đó, người sử dụng cần phải thận trọng với tất cả các thông tin, hình ảnh mà mình chia sẻ, trích dẫn, để tránh đưa những thông tin không chính xác hoặc vốn là thông tin có dụng ý xấu của ai đó.
    Trong việc này, nên quan tâm mấy điều sau:
    Thứ nhất, nên xem nguồn gốc của thông tin. Một cá nhân hoặc một fanpage, nhóm nào đó đưa một thông tin thì chúng ta nên xem nguồn thông tin đó từ đâu. Nếu người đưa thông tin không dẫn nguồn, ta có thể tự tìm nguồn bằng những “từ khóa” trong nội dung đó, bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Trong trường hợp không thể tìm được nguồn gốc, có thể tiếp tục áp dụng các lưu ý tiếp theo.
    Thứ hai, tìm hiểu người đưa thông tin này. Lưu ý thực tế chỉ áp dụng được cho một số người sử dụng mạng xã hội đã thể hiện được quan điểm, chính kiến cụ thể (chẳng hạn, là người hay đưa các thông tin trái chiều hoặc là người vốn có thành kiến với chế độ…). Bởi có không ít trường hợp, người đưa thông tin đó vốn chỉ vì cả tin hoặc không đủ điều kiện để thẩm định thông tin chứ bản thân không có dụng ý xấu.
    Thứ ba, tìm hiểu động cơ, mục đích của người đưa thông tin này. Nếu có cơ sở người đưa thông tin mang dụng ý xấu (thông qua lịch sử đăng tải hoặc có thêm các bình luận mang tính dẫn dắt) thì chúng ta nên tránh dẫn lại. Nếu không có căn cứ xác định được mục đích của họ thì bản thân ta cũng nên tự làm rõ, vậy mục đích của ta là gì khi đăng lại thông tin đó?
    Thứ tư, thông tin đó có lợi cho ai. Có nhiều bài viết thể hiện tính vô thưởng vô phạt nhưng cũng có những đăng tải mang một dụng ý cụ thể nào đó, sẽ thúc đẩy sự nhìn nhận có lợi cho ai đó (như bênh vực hoặc đánh bóng tên tuổi ai đó, thế lực nào đó…). Vì vậy, phải xem xét thận trọng những loại thông tin như vậy.
    Thứ năm, thái độ của người đăng tải. Bên cạnh những trường hợp tỏ rõ sự ủng hộ, tán thành ý kiến được chia sẻ thì cũng có những người ghi rõ “để đây và không nói gì” nhưng không vì thế mà ta không nhìn nhận được thái độ của họ, không chỉ từ nội dung được đăng tải mà còn các bình luận dưới đó hoặc thái độ đối với các bình luận đó. Nếu có thái độ tích cực thì hẳn nội dung được dẫn lại sẽ tích cực và thường có ý kiến “nói lại” hay có các biểu tượng (icon) với các bình luận mang một quan điểm, thái độ cụ thể. Ngoài ra, cũng nên xem lời lẽ của người đăng, như có nghiêm túc không, có thể hiện sự châm biếm, mỉa mai, giễu nhại hay phê phán không…
    Nên nghĩ đến hậu quả trước khi làm
    
Một số người sử dụng mạng xã hội cho rằng “mình thích thì mình đăng thôi”, nhưng không phải trường hợp nào cũng có lợi hoặc đơn giản là vô hại. Khi nhiều người phản ứng về cách học tiếng Việt theo sách công nghệ giáo dục, trên mạng xã hội xuất hiện các clip chế giễu về các hình tròn, vuông, tam giác, thậm chí có một số bài hát mang tính châm biếm và một số người thấy vui nên chia sẻ về trang của mình. Điều này tưởng chừng không ảnh hưởng gì đến ai, nhưng kỳ thực nó phản ánh thái độ của người chia sẻ, có thể hiểu là không đồng tình hoặc phản đối cách dạy tiếng Việt đó. Nhưng trên thực tế, sự nhìn nhận của nhiều người là sai lầm, khi các hình tròn, vuông, tam giác không phải là sự biểu thị các từ của tiếng Việt mà đơn giản chỉ là các đơn vị để thể hiện ra từng tiếng khi phát âm. Thí dụ, từ “ba mẹ” được biểu thị bằng 2 hình (bất kỳ) thì có nghĩa là được phát âm ra 2 tiếng, mỗi tiếng tương ứng với một hình. Một trẻ học lớp 1 sẽ đếm các hình đó để biết rằng phát âm của từ “ba mẹ” có mấy tiếng. Vậy nên, khi một người chia sẻ các thông tin, các clip về vấn đề này thì vô tình hay cố ý truyền đi một thông điệp đến các bạn bè trong danh sách (friendlist) của mình rằng “đang có một sự việc như thế” và rằng “tôi có thái độ như thế”, giám tiếp thúc đẩy người khác có cùng quan điểm với mình. Trong trường hợp thông điệp đó là tích cực thì sẽ có tác động tích cực, nhưng nếu tiêu cực thì ảnh hưởng cũng sẽ tiêu cực.
    Đôi lúc, có người chọn phương án là “để đây và không nói gì”, chẳng hạn đưa đường dẫn (link) của ai đó cho rằng một lãnh đạo Việt Nam bị đầu độc, về một người Việt Nam vi phạm trong nước trốn ra nước ngoài và bị bắt cóc đưa về nước xét xử…, hàm ý rằng “người ta nói vậy, chứ tôi không nói”. Thế nhưng, nếu người đưa thông tin đó là cán bộ, đảng viên thì thực sự bản thân muốn nói điều gì, muốn thể hiện quan điểm như thế nào qua việc chia sẻ này, chứ không thể nói đó là “đưa chơi chứ không có ý gì”. Bởi với những thông tin chưa được kiểm chứng, không xác định được đúng sai, mà dẫu có xác định được đúng sai, nhưng với trách nhiệm của một cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng, với chế độ, việc đưa thông tin như vậy là không phù hợp, rất bất lợi về nhiều mặt. Do đó, mỗi status, mỗi bài viết được đăng công khai thì đều cần nghĩ đến hậu quả và tác động của nó.
    Cần bày tỏ thái độ, quan điểm khi cần thiết
    Các mạng xã hội đều cho phép bày tỏ thái độ đối với một status của người trong friendlist. Chẳng hạn, Facebook cho phép người xem có thể “thích”, “thả tim”, “ngạc nhiên”, “buồn”, “phẫn nộ”, cùng các chức năng bình luận, chia sẻ (tùy theo mức độ công khai của người đăng); Zalo thì cho phép “thả tim” cùng với chức năng bình luận (dù người xem chỉ thấy được bình luận của bạn chung)…
    Khi tiếp xúc với một bài đăng mà bản thân thấy “có vấn đề” hoặc gây ra xúc cảm nào đó thì không nên lẳng lặng cho qua. Nếu các cán bộ, đảng viên có lẽ không nên chọn giải pháp lẳng lặng như thế, bởi trong một số trường hợp, “im lặng là đồng ý”. Các hình thức biểu thị thái độ tùy theo tính chất của vấn đề và mối quan hệ với chủ nhân thông tin đó có thể lựa chọn là:
    - Trao đổi trong tin nhắn riêng về điều mà mình cho là chưa phù hợp. Thí dụ: một người đưa thông tin chưa được kiểm chứng về một nghi án, thì nên đưa thông tin có ý kiến khác, hoặc giải thích rằng sự việc chưa được xác minh thì không nên quy trách nhiệm cho cá nhân nào đó…
    - Thể hiện ý kiến ngay bằng các bình luận dưới bài. Tất nhiên, các ý kiến nêu ra cần có sự xác thực và được thể hiện bằng thái độ phù hợp để bảo đảm tính thuyết phục, hợp lý. Với các những bài cần động viên, khích lệ, thì có thể dùng các biểu tượng “cảm ơn”, “tuyệt vời”… có sẵn nếu chúng ta không có điều kiện viết lời bình luận.
    - Chia sẻ link (nếu có thể chia sẻ) hoặc dẫn lại thông tin từ trang của người đó và phản bác hoặc khen ngợi trên trang của chính mình. Tức lại, khi đó, chúng ta muốn biểu đạt: “tôi thấy anh/chị A. nêu vấn đề này ở link dưới đây, theo tôi là chưa đúng, với các căn cứ sau…”; hoặc “tôi thấy anh/chị A. nêu vấn đề ở link này, tôi thấy rất tuyệt vời nên chia sẻ lại ở đây”…
    - Chép lại thông tin chưa phù hợp và “nói lại” về thông tin đó ở trang của mình. Bằng cách nào đó nên để người mà ta muốn “nói lại” đọc được ý kiến của mình, như gắn tên người đó vào, hoặc thông qua một người khác mà người đó có kết bạn…
    - Riêng với các link bài trên một trang facebook của người khác, người phản đối hoặc muốn bạn mình đọc được thông tin đó có thể gắn tên (tag) người đó trong một bình luận. Chẳng hạn, trang facebook của anh A. có thông tin chưa phù hợp về vấn đề X., khi đọc trang faecbook của anh B. có nội dung “nói lại” phù hợp thì ta có thể bình luận ở trang B. và tag tên anh A. vào đó để A. có thể đọc được thông tin này và tự khắc biết rằng có người muốn mình hiểu vấn đề theo cách khác.
    - Ngoài ra, có thể dùng các icon, sticker để biểu lộ thái độ. Chẳng hạn, đọc một link chia sẻ về một gương học tập và làm theo Bác Hồ xúc động, chúng ta có thể “thả tim”; đọc một chia sẻ về hành vi sai trái của một người nào đó, ta có thể dùng biểu tượng “phẫn nộ”…
    4: Những cảnh báo cho cán bộ, đảng viên khi sử dụng mạng xã hội
    Thời gian qua, đã có một số đảng viên bị kỷ luật do sử dụng mạng xã hội đăng tải những thông tin không phù hợp, vi phạm các quy định của Đảng. Đây thực sự là những lời cảnh báo, những bài học cảnh tỉnh cho những ai có nhận thức lệch lạc, sai lầm khi dùng mạng xã hội để đăng tải các thông tin, bài viết không đúng quy định của pháp luật, vi phạm kỷ luật của đảng viên.
    Cần nhắc lại, Quy định 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về “Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm” đã nêu cụ thể một số hành vi vi phạm kỷ luật liên quan đến mạng xã hội. Đó là: “Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng” (điểm g) mục 3 Điều 7); “Trả lời phỏng vấn, cho đăng tải tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội có nội dung sai sự thật, mang tính kích động, gây hoang mang hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử” (điểm e), mục 2 Điều 10). Hình thức kỷ luật cao nhất đối với các vi phạm này là khai trừ ra khỏi Đảng.
    Xét về nhiều mặt, mạng xã hội mang tính cá nhân rất cao, bởi gần như hoàn toàn do cá nhân đăng tải những thông tin, hình ảnh theo ý chỉ chủ quan của mình, trừ một số ít trường hợp vi phạm “tiêu chuẩn cộng đồng” do những người thiết lập mạng xã hội đặt ra. Đó là, bản thân người dùng gần như có thể đăng (post) bất kỳ loại thông tin, hình ảnh gì, vào bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu, dưới bất cứ hình thức gì… Lợi dụng điểm này, một số người, kể cả cán bộ, đảng viên, đã sử dụng mạng xã hội để đăng tải những bài viết mang thông tin chưa được kiểm chứng, có nội dung công kích, xúc phạm người khác, vi phạm các quy định về bảo mật của cơ quan, đơn vị, không có lợi cho tổ chức của Đảng, của Nhà nước.
    Trong một số trường hợp, nếu cá nhân không phải là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, tức là về cơ bản không bị ràng buộc trách nhiệm do bản thân là thành viên của một tổ chức nào đó, thì điều này có thể ít được quan tâm, truy cứu, trừ trường hợp có thông tin, hình ảnh vi phạm pháp luật. Nhưng với những người phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ công dân lẫn vai trò là thành viên của một cơ quan, tổ chức nào đó, bản thân họ phải luôn ý thức rằng bất kể điều gì mình đăng tải liệu có ảnh hưởng đến cá nhân nào không, tổ chức nào không, có lợi cho ai không, có hại cho ai không, có vi phạm các điều lệ hay quy định nào của tổ chức không… Không chỉ vậy, bản thân còn phải xác định rõ điều mình đăng có phù hợp không, thực sự có lợi chung hay không. Điều đó không phải chỉ là đòi hỏi về sự “nhạy cảm chính trị” mà trên hết là sự ứng xử một cách hợp lẽ với cơ quan, tổ chức mà bản thân đang trong hệ thống đó.
    Tất cả những trường hợp đăng tải thông tin, hình ảnh có biểu hiện không lành mạnh có thể không cần phải bị ai đó khởi kiện vì vi phạm pháp luật, nhưng nếu tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan nhận thấy chưa phù hợp với tư cách của người đảng viên, đoàn viên, cán bộ công chức… thì có thể nhắc nhở, uốn nắn. Điều này cũng đặt ra trách nhiệm của tổ chức, người lãnh đạo của cá nhân đó trong việc nhìn nhận, theo dõi diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên thuộc quyền quản lý của mình. Chẳng hạn, khi có những bài viết hay chia sẻ đầu tiên chưa lành mạnh, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng có thể gặp gỡ, tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Nếu vẫn chưa có chuyển biến tích cực thì cần đưa ra các sinh hoạt tập thể, như họp cơ quan, họp chi bộ, họp chi đoàn… để uốn nắn. Trường hợp cần thiết thì dùng tập thể để tác động, phê bình, vạch ra cái sai mà sửa chữa, khắc phục. Nếu vẫn không phục thiện thì phải cần đến nội quy của cơ quan, kỷ luật của tổ chức để xử lý. Trường hợp nghiêm trọng (như có thư tố cáo hoặc gây ra hậu quả lớn) thì phải truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự. Với một số đảng viên như đã nêu ở trên, sau nhiều lần giáo dục không thành công, biện pháp cuối cùng là phải đưa ra khỏi tổ chức, bởi sự suy thoái đã đến mức nghiêm trọng.
    Như vậy, sẽ có người đặt câu hỏi: “Tôi đăng tải trên trang cá nhân của tôi những điều pháp luật không cấm, sao lại nói tôi vi phạm?”. Có thể trong nhiều trường hợp chưa có dấu hiệu cụ thể của vi phạm pháp luật và pháp luật cũng không có quy định cấm nhưng trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên là phải chấp hành nghiêm kỷ luật của cơ quan, của tổ chức, trong đó có tổ chức đảng, không phải chỉ làm những điều pháp luật không cấm mà buộc phải làm những điều pháp luật cho phép và không trái với các quy định của tổ chức mà mình là thành viên. Như trường hợp đưa văn bản nội bộ của cơ quan lên mạng xã hội rõ ràng là vi phạm nội quy cơ quan, hay đưa thông tin có tính chất suy diễn về các cán bộ, đảng viên khác khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì không thể nói là không có vi phạm về tư cách đảng viên…
    Bài học cho cán bộ, đảng viên qua một số vụ việc liên quan đến mạng xã hội chính là phải giữ nghiêm kỷ luật, phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy cơ quan và các quy định của các tổ chức, đoàn thể mà bản thân là thành viên. Bản thân mỗi người phải luôn ý thức được rằng mình phải sử dụng mạng xã hội sao cho tích cực không chỉ bản thân mà còn cho người khác, cho tổ chức, cho xã hội. Tức là, bên cạnh sử dụng mạng xã hội đúng quy định của pháp luật còn phải thể hiện tính văn hóa, văn minh, tính kỷ luật, tính đảng. Đây phải là điều thường trực trong nhận thức!
    Những người là cán bộ, đảng viên có quyền tham gia mạng xã hội nhưng cần tuân thủ nguyên tắc là mỗi người phải luôn nghiêm túc thực hiện điều lệ và quy định kỷ luật của Ðảng, của tổ chức mà mình là thành viên, đồng thời thể hiện là những công dân gương mẫu. “Tình trạng một số ít đảng viên bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt vì có biểu hiện tiêu cực trên mạng xã hội cho thấy đã trực tiếp vi phạm Quy định số 47-QÐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, xa rời yêu cầu về vai trò gương mẫu của đảng viên, với một số trường hợp là tiếp tay, phụ họa nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, thậm chí khơi mào quan điểm sai trái. Việc kiên quyết khi xử lý đảng viên vi phạm kỷ luật Ðảng chính là góp phần để Ðảng ta thật sự vững vàng về chính trị và tư tưởng, thống nhất cao về ý chí và hành động, trong sạch về đạo đức và lối sống, chặt chẽ về tổ chức, bảo đảm sự lãnh đạo đưa đất nước ngày càng phát triển, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân. Ðây cũng là bài học thiết thân với mọi đảng viên, nhắc nhở rằng dù hoạt động trong lĩnh vực xã hội và giữ cương vị xã hội nào, thì mỗi đảng viên vẫn phải tự ý thức về trách nhiệm trước Ðảng, trước nhân dân. Khi tham gia mạng xã hội, trước khi đưa ra ý kiến về vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó, đảng viên cần có bản lĩnh, trí tuệ, thiện chí, tỉnh táo xem xét... không để bị cuốn theo cảm xúc của số đông, không phát ngôn cảm tính, không phán xét tùy tiện, không khơi mào ý kiến tiêu cực... Chỉ có như vậy, đảng viên mới có thể góp phần bảo vệ, giữ vững uy tín của Ðảng, bảo vệ và giữ vững uy tín của chính mình”.
    Những cảnh báo này tuy không mới cũng cần được nhắc lại để mỗi cán bộ, đảng viên không được phép quên!
    5: Cần những quy tắc khi sử dụng mạng xã hội
    Dù với một số người sử dụng mạng xã hội chỉ là “chơi thôi”, nhưng trên thực tế để cuộc chơi đó đúng pháp luật và các quy định khác, không vi phạm thuần phong mỹ tục và thể hiện được tinh thần văn hóa, văn minh trong không gian mạng, rất cần những quy tắc nhất định.
    Cần quy tắc để tạo ra một môi trường lành mạnh
    Có một số người khi nói đến việc lập các quy tắc trong việc sử dụng mạng xã hội đã phản ứng khá tiêu cực. Họ cho rằng quy tắc suy cho cùng là để ràng buộc, là sự hạn chế quyền tự do. Nhưng trên thực tế, sự hạn chế tự do đó là để mọi người cùng được tự do, không để tự do (quá trớn) của người này làm ảnh hưởng đến tự do (đúng mực) của người khác. Bởi khi quá say sưa với quyền tự do của mình, một số người nào đó có thể xâm phạm đến các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác.
    Ngày 24-12-2018, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, gồm 3 chương và 7 điều, trong đó Điều 1 nêu mục đích của quy tắc: “1. Quy định một số nguyên tắc, chuẩn mực trong việc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp người làm báo. 2. Quy tắc quy định những việc/điều cần làm và những việc/điều không được làm khi sử dụng mạng xã hội”. Ở phần quy định cụ thể, Quy tắc nêu Những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội (Điều 3), Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội (Điều 4). Rõ ràng các quy định này có tác dụng định hướng, nhắc nhở người làm báo Việt Nam khi sử dụng mạng xã hội phải có lưu ý để tránh vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật, nhằm tránh ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và cơ quan báo chí mà mình đang công tác. Đặc biệt, với những người làm báo ít nhiều có những tác động đến xã hội khi đăng tải các bài viết, sự tuân thủ các quy tắc lại cần thiết hơn nhiều đối tượng khác.
    Cuối năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng dự thảo “Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam” với những tiêu chí: Tôn trọng - Trách nhiệm - Lành mạnh - An toàn. Theo đó, đối với người sử dụng mạng xã hội, tiêu chí Tôn trọng là phải tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng bản thân mình; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trong đó có quyền tự do và riêng tư cá nhân. Tiêu chí Trách nhiệm là công khai sự xuất hiện của mình trên mạng xã hội bằng cách sử dụng đúng thông tin cá nhân, tổ chức; có trách nhiệm phát hiện, thông báo và phối hợp với các cơ quan hữu quan để xử lý, ngăn chặn và đấu tranh loại bỏ các nội dung thông tin xấu, độc, các tin đồn gây ảnh hưởng tiêu cực. Tiêu chí Lành mạnh là ứng xử, tương tác trên mạng xã hội phải tôn trọng các giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, phong tục -  tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; luôn hành xử mang tính xây dựng, hướng về cái tốt, suy xét cẩn trọng đối với các tương tác trên mạng xã hội; bảo đảm những gì đăng tải là sự thật. Không đăng tải, chia sẻ những thông tin xấu, độc. Tiêu chí An toàn là không được tương tác trên mạng xã hội nội dung thông tin bí mật của Nhà nước, thông tin liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội mà chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, xác nhận; thông tin cá nhân và mật khẩu phải được bảo mật, không được chia sẻ cho cá nhân tổ chức khác…
    Xét cho cùng, những quy tắc trên có thể áp dụng cho tất cả những người sử dụng mạng xã hội mà cán bộ, đảng viên phải hết sức chú ý nêu gương.
    Bản thân tự lập các quy tắc
    Trong khi mỗi người có thể áp dụng các quy tắc ứng xử khi sử dụng mạng xã hội theo nghề nghiệp và tổ chức mà mình tham gia, bản thân các cán bộ, đảng viên có thể tự lập các quy tắc phù hợp cho bản thân mình. Các quy tắc này nên đồng thời hướng đến trách nhiệm của công dân đồng thời là trách nhiệm của một cán bộ, đảng viên phải tuân thủ các điều lệ, nội quy của tổ chức và cơ quan mà mình là thành viên. Một số lưu ý trong việc xây dựng các quy tắc của bản thân trong quá trình sử dụng mạng xã hội gồm:
    Một là, điều mình nêu có lợi hay có hại cho ai. Bất kỳ điều gì mình đăng tải hay chia sẻ trên mạng xã hội phải luôn hướng tới có lợi hay có hại cho ai không, bằng một tinh thần, thái độ hết sức trung thực và khách quan. Điều lý tưởng sẽ là có lợi cho bản thân và cho nhiều người khác, điều ít nhất cũng phải bảo đảm là không có ai cho ai, kể cả những điều mà mình cho là vô thưởng vô phạt. Nếu có chi tiết hay yếu tố nào có thể gây hại cho ai đó thì cân nhắc có đăng tải hay không. Do đó, các thông tin có thể gây bất lợi cho cơ quan, tổ chức (kể cả điều đó đã được thông tin công khai) thì cũng nên thận trọng khi đăng tải lại.
    Hai là, điều mình nêu có đúng không. Bất kỳ thông tin nào muốn đăng tải sau khi xác định yếu tố có lợi hay không thì bản thân phải kiểm chứng để bảo đảm rằng đó là thông tin chính xác. Do đó, không nên tùy tiện, dễ dãi trong việc chia sẻ, dẫn lại các thông tin từ các trang khác mà chưa phối kiểm hoặc từ những nguồn có thể bị mạo danh. Cần lưu ý rằng, với các kỹ thuật hiện tại, việc ngụy tạo các thông tin, hình ảnh hoặc tạo ra các nguồn giống như thật là khá dễ dàng, nên không vội tin ngay bất cứ điều gì mình đọc được.
    Ba là, bảo đảm tính bảo mật. Điều này thể hiện rõ trách nhiệm của một cán bộ, đảng viên khi đăng tải các thông tin, hình ảnh có thể làm lộ, lọt các thông tin, tài liệu của cơ quan. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định về bảo mật (như không đưa công khai các tài liệu có dấu “mật” các loại, các tài liệu lưu hành nội bộ), bản thân cán bộ, đảng viên phải luôn chú ý đến các thông tin tài liệu liên quan đến công việc cụ thể, đến cơ quan…, nhất là các thông tin đó có thể gây ảnh hưởng đến nhiều người khác.
    Bốn là, thúc đẩy những điều tích cực. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên phải là luôn thúc đẩy người sử dụng mạng xã hội và môi trường không gian mạng ngày càng lành mạnh hơn, tích cực hơn. Trong điều kiện cụ thể của mình, “mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia mạng xã hội phải giữ vai trò là lực lượng nòng cốt đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực và xem đây là giải pháp thường xuyên, lâu dài”[4]. Nếu chưa tác động đủ để người đọc, người xem có hành động tích cực thì cũng nên tạo cho họ có nhận thức, tình cảm tốt đẹp.
    Quy tắc của các tổ chức, đoàn thể
    Đặt ra yêu cầu này hẳn có người thắc mắc: đã có các quy tắc chung, thậm chí cả quy tắc cá nhân, thì liệu có cần các quy tắc của tổ chức, đoàn thể nữa không? Trên thực tế, mỗi người luôn đồng thời đóng nhiều vai trò khác nhau nên ở từng vai trò đó sẽ phải thực hiện các quy tắc ứng với từng vai trò của mình. Chẳng hạn, một nhà báo đang lái xe sẽ thực hiện đồng thời trách nhiệm của một công dân (phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hoạt động giao thông), của một người lái xe (thực hiện đạo đức của người lái xe), của một người làm báo (thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, nếu trong quá trình lái xe phát sinh những vấn đề có thể thực hiện vai trò của nhà báo, như ghi nhận một sự việc, thực hiện đồng thời việc tác nghiệp…). Do đó, các tổ chức, đoàn thể rất cần thiết có quy tắc về sử dụng mạng xã hội dành riêng cho các thành viên của mình. Quy tắc này nên hướng đến một số nội dung sau:
    Thứ nhất, bảo đảm tuân thủ quy tắc, điều lệ, nội quy của đoàn thể, tổ chức. Thí dụ, là đảng viên thì không được nói, viết trái với chủ trương, đường lối của Đảng; nếu cần đề đạt các ý kiến, hiến kế thì phải theo các hình thức và phương pháp phù hợp; không nêu những điều bất lợi cho Đảng; phải luôn thể hiện tính đảng, mà “Tính đảng là gì? Một là: Phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Hai là: Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn”. Hay một công chức không thể sử dụng thời gian làm việc để sử dụng mạng xã hội hoặc đăng tải các thông tin không phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của mình…
    Thứ hai, đề cao tính tiên phong, gương mẫu. Cán bộ, đảng viên, đoàn thể, hội viên… là những người cần thể hiện tính gương mẫu trong thực hiện các chức trách nhiệm, nhiệm vụ, đồng thời trong vai trò là công dân. Một người dân bình thường có thể đăng một bài viết mang tính vô thưởng vô phạt, thậm chí có ý phê phán, châm chọc tổ chức, cơ quan nào đó miễn chưa đến mức truy cứu trách nhiệm, nhưng người đảng viên thì không thể làm điều tương tự. Mỗi status của cán bộ, đảng viên nên và phải mang một nội dung, thông điệp gì đó tích cực, có tác động tốt đến người đọc.
    Thứ ba, thể hiện đầy đủ tính kỷ luật nghiêm minh. Quy tắc bên cạnh nêu yêu cầu, trách nhiệm, những điều nên làm và những điều không nên (không được) làm đối với cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên… thì phải nêu rõ các biện pháp xử lý kỷ luật (hình thức chế tài) đối với các vi phạm. Việc nêu nội dung kỷ luật cũng là một hình thức nhắc nhở, cảnh báo đối với hoạt động sử dụng mạng xã hội của cán bộ, đảng viên, đoàn viên…
    *** Khi ứng xử với mạng xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên nên nhìn rõ mặt tích cực và tiêu cực của nó và khi tham gia mạng xã hội cần quan tâm phát huy mặt tích cực và hạn chế mức thấp nhất các yếu tố tiêu cực. Gần đây, đã có nhiều người nêu lên cụm từ “sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm”, “sử dụng mạng xã hội thông minh”, đây thực sự nên là một phương châm của mỗi cán bộ, đảng viên. Chẳng hạn, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải sử dụng mạng xã hội sao cho an toàn, tránh bị lợi dụng hoặc vô ý làm “tay sai” cho các thế lực xấu bằng sự thiếu hiểu biết của mình, cũng như luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về không gian mạng. Bên cạnh đó, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là phải sử dụng mạng xã hội để làm lan tỏa những điều tích cực, không vô tình hay cố ý phát tán các thông tin xấu độc, đồng thời phải mạnh dạn phê bình, phản bác, đấu tranh với các thông tin sai trái, các quan điểm sai lầm, các luận điệu xuyên tạc… “Hơn bao giờ hết, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức cần phải tỉnh táo, sáng suốt trong việc thực hiện chức trách của mình với non song đất nước; phải trở thành nhân tố nòng cốt trong xây dựng mặt trận đoàn kết toàn dân; phải trí tuệ, bản lĩnh, khôn khéo, linh hoạt, tự tin, bền chí, kiên cường trong đấu tranh trên mạng xã hội. Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội, nhằm tạo ra một hợp lực đủ mạnh để ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai lệch, xấu xa của thế lực phản động...”. Đó là cách ứng xử phù hợp của cán bộ, đảng viên đối với mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả: Bùi Hoàng Quyên - CCB

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây