Tuyển than Hòn Gaihttps://tuyenthanhongai.vn/uploads/logo_2.jpg
Thứ sáu - 10/11/2023 22:01
Là đơn vị giàu truyền thống trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, có nhiệm vụ vận chuyển, sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ than trên địa bàn thành phố Hạ Long - nơi được định hướng phát triển thành đô thị dịch vụ, du lịch quốc gia, tăng trưởng xanh và thân thiện với môi trường; trong quá trình sản xuất, Công ty Tuyển than Hòn Gai đã luôn chú trọng thực hiện tốt công tác môi trường, đảm bảo sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
Là đơn vị giàu truyền thống trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, có nhiệm vụ vận chuyển, sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ than trên địa bàn thành phố Hạ Long - nơi được định hướng phát triển thành đô thị dịch vụ, du lịch quốc gia, tăng trưởng xanh và thân thiện với môi trường; trong quá trình sản xuất, Công ty Tuyển than Hòn Gai đã luôn chú trọng thực hiện tốt công tác môi trường, đảm bảo sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đảng uỷ công ty Tuyển Than Hòn Gai cũng đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong công ty giai đoạn 2023, định hướng đến năm 2030…
Bảo vệ môi trường - Chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.
Nhiều năm qua, bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ban hành xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Kể từ khi Đổi mới, một hệ thống các quan điểm về bảo vệ môi trường của Đảng ta đã thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt. Các nhiệm kỳ đại hội thường xuyên tổng kết, bổ sung, hoàn thiện các quan điểm cho phù hợp với bối cảnh phát triển đất nước và thời đại đồng thời ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về bảo vệ môi trường.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991) đã đề ra phương hướng: “Tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái cho thế hệ hiện tại và mai sau”.
Ngày 25/6/1998, Chỉ thị số 36/1998/CT-TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được ban hành. Chỉ thị đã nêu lên những quan điểm cơ bản có tính xuyên suốt về sau: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KT- XH của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị khóa IX ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển KT- XH, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”, “bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững”.
Trên cơ sở tổng kết 35 năm công cuộc đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, có các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đều được thể hiện trong những mục riêng với nhiều nội dung mới; đặc biệt nhấn mạnh việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ bền vững môi trường, chủ động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường...
Nghị quyết Đại hội XIII quán triệt tầm nhìn và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Tuyển than Hòn Gai - Kiên định mục tiêu phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, với nhiều lĩnh vực như khai khoáng, sản xuất điện, vật liệu nổ công nghiệp…, đặc biệt là khai thác, chế biến than tại Quảng Ninh, là lĩnh vực sản xuất tác động ảnh hưởng đến môi trường, do vậy Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn quan tâm chú trọng thực hiện công tác môi trường, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Với chiến lược phát triển sản xuất luôn đi đôi với bảo vệ môi trường, hằng năm TKV đã chi cho công tác bảo vệ môi trường hàng nghìn tỷ đồng.
Là đơn vị giàu truyền thống trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, có nhiệm vụ vận chuyển, sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ than trên địa bàn thành phố Hạ Long - nơi được định hướng phát triển thành đô thị dịch vụ, du lịch quốc gia, tăng trưởng xanh và thân thiện với môi trường; trong quá trình sản xuất, Công ty Tuyển than Hòn Gai đã luôn chú trọng thực hiện tốt công tác môi trường, đảm bảo sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TKV lần thứ 3 nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong những năm qua công ty Tuyển Than Hòn Gai luôn thực hiện thường xuyên, bài bản công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Khu vực cảng Làng Khánh thuộc phường Hà Khánh (TP Hạ Long) là điểm tập kết và tiêu thụ than chính của công ty tuyển Than Hòn Gai với sản lượng tiêu thụ khoảng 11.621 nghìn tấn than mỗi năm. Công ty hiện đang lưu kho 525.190 nghìn tấn than. Đồng thời xuất đi trung bình 15 - 16 nghìn tấn than mỗi ngày. Hàng trăm xe tải liên tục vận chuyển than từ các mỏ, phân xưởng của Công ty về các kho bãi hoặc xuất đi ngay.
Thực hiện chỉ đạo của TKV về công tác bảo vệ môi trường, phương án cải tạo cảnh quan môi trường tại các khu vực kho cảng, đặc biệt là yêu cầu về môi trường ngày càng cao của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long, trong những năm qua, Công ty đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả, tạo cảnh quan môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp tại các khu vực sản xuất, kho cảng, thực hiện mục tiêu “đưa công viên vào trong nhà máy”.
Với hệ thống kho cảng, máy rót than được đầu tư, mỗi tháng tại khu vực cảng Làng Khánh, Công ty tiếp nhận từ 250-260 lượt đoàn phương tiện vào nhận và tiêu thụ hàng triệu tấn than qua cảng mỗi năm. Do vậy, công tác môi trường tại khu vực cảng luôn được Công ty đặc biệt quan tâm.
Công ty đã đầu tư 5 máy phun sương dập bụi cao áp cố định với giá trị 10,928 tỷ đồng, trong đó 03 máy cố định tại Phân xưởng Sàng tuyển và 2 xe phun nước dập bụi để dập bụi hệ thống kho bãi và các điểm xuất nhập than tai khu vực cụm Cảng Làng Khánh.
Ngoài ra, đối với hệ thống kho than không có mái che tại khu vực cảng Làng Khánh, Công ty tổ chức che bạt phủ kín nhằm chống phát tán bụi và bảo vệ than trong mùa mưa bão. Công tác quan trắc môi trường được thực hiện định kỳ theo quy định, các chỉ số quan trắc nước mặt, nước thải đều đạt quy chuẩn cho phép.
Tất cả nước mặt tại khu vực cụm cảng Làng Khánh được thu về các bể lắng ba ngăn trước khi chảy ra sông Diễn Vọng. Hệ thống xử lý nước thải cho khu vực khoảng 50 m3/ngày đêm đã được Công ty thực hiện xong và đưa vào sử dụng tháng 1năm 2021. Đến cuối năm 2022, Công ty đã tiếp tục đầu tư 1 hệ thống xử lý nước thải tại cụm bến 1 với giá trị 4,5 tỷ đồng. Cùng với đó nhờ có những hàng rào phi lao xanh, các máy phun sương hoạt động thường xuyên tại khu vực có mật độ bụi cao đã khiến cảnh quan môi trường và bầu không khí tại đây được cải thiện rất nhiều so với trước.
Hệ thống đường vận chuyển luôn được giữ bề mặt với độ ẩm cao, nên cho dù có nhiều xe tải vận chuyển than thì mức độ bụi vẫn ở mức cho phép.
Bên cạnh đó, hàng năm, Công ty tổ chức nạo vét khu vực bến, tuyến luồng từ cảng Làng Khánh đến Cầu Bang dài 6,5 km tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho các phương tiện và môi trường khu vực cảng và tuyến luồng.
Các phòng ban thường xuyên phối kết hợp kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh môi trường mặt bằng sản xuất. Các đơn vị sản xuất có quy chế thưởng phạt rõ ràng đơi với các cá nhân trong việc đảm bảo VSMT theo nhiệm vụ được giao.
Thực hiện tốt công tác ứng phó sự cố tràn dầu và thực hiện diễn tập nâng cao các kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu cho các đội ứng phó của các đơn vị.
Nhiều năm Công ty Tuyển than Hòn Gai không để xảy ra sự cố môi trường và không có kiến nghị của các đoàn thanh, kiểm tra đối với Công ty về công tác môi trường. Ngày 17/11/2021 Đoàn kiểm tra của Bộ Công thương kiểm tra công tác Môi trường của Công ty đã đánh giá cao công tác đảm bảo môi trường của Công ty Tuyển than Hòn Gai.
Ngoài ra, nhiều công trình bảo vệ môi trường khác cũng được Công ty đầu tư khá quy mô, như hệ thống thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải; chống ồn; đê đập, hồ lắng đất đá; hệ thống kho chứa chất thải nguy hại; hệ thống cống rãnh, hố lắng xử lý nước thải; nhiều tuyến đường vận chuyển bằng ôtô được bê tông hóa, tạo sự an toàn cao trong lao động, sản xuất, chống sạt lở đất; hệ thống nhà điều hành, khuôn viên cây xanh, cây hoa... đã, đang tiếp tục được đầu tư, tạo nên môi trường, cảnh quan thân thiện.
Giai đoạn từ năm 2020 đến hết tháng 5/2023, giá trị thực hiện công tác môi trường tại Tuyển than Hòn Gai là 97,3 tỷ đồng gồm công tác quan trắc môi trường, thu gom chất thải, xử lý nước thải, trồng cây cải tạo môi trường nhằm mục tiêu đưa công viên vào khai trường sản xuất; phát động chiến dịch thu gom rác thải nhựa...
Ngày 29/04/2022, Đảng uỷ công ty Tuyển Than Hòn Gai đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 913/NQ-ĐU về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong công ty giai đoạn 2023, định hướng đến năm 2030. Qua đó đã chỉ đạo tổ chức đồng bộ các giải pháp đảm bảo môi trường công nghiệp sản xuất. Đồng thời thường xuyên kiểm tra giám sát và nhắc nhở các đơn vị, giảm thiểu thấp nhất các tác động xấu đến môi trường.
Với Nghị quyết trên, Công ty tiếp tục kiên định với chủ trương bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ và bảo vệ môi trường đã triển khai trong thời gian qua, cụ thể: Giai đoạn 2023-2025, Công ty sẽ đầu tư dự án băng tải kín vận chuyển than sạch từ các mỏ Hà Tu, Núi Béo có chiều dài 8,9 km, tổng mức đầu tư dự kiến gần 800 tỷ đồng. Hệ thống băng tải kín vận chuyển than sạch từ các mỏ về cảng Làng Khánh được kết nối đồng bộ với băng tải hiện có để cung cấp cho Nhiệt điện Quảng Ninh và tiêu thụ qua cảng sẽ thay thế toàn bộ việc vận chuyển than bằng ô tô. Những dự án môi trường trọng điểm trên sẽ giúp đơn vị làm tốt công tác đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình SXKD góp phần phát triển bền vững hơn.
Những “trái ngọt” Kiên định với mục tiêu phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường đã đem về những trái ngọt với Tuyển Than Hòn Gai khi nhiều chỉ tiêu kinh tế đã vượt và vượt cao so với kế hoạch đề ra.
Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam lần thứ III và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho thấy, nửa nhiệm kỳ vừa qua, Đảng uỷ Tuyển than Hòn Gai đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra với hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt cao so với kế hoạch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty.
Đảng uỷ Công ty đã chỉ đạo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trong đó các sản lượng đạt cao như:
(1) Chỉ tiêu mua than vận chuyển mỏ đạt 34.421/kế hoạch 31.800 ngàn tấn, bằng 118,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Đặc biệt, năm 2022 chỉ tiêu này đạt 125% so với kế hoạch TKV giao.
(2), Chỉ tiêu mua than sạch đạt 22.205/kế hoạch 20.111 ngàn tấn, bằng 110,4% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Chỉ tiêu than vào sàng đạt 11.649/kế hoạch 11.009 ngàn tấn, bằng 105,8% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Chỉ tiêu than nguyên khai vào sàng đạt 10.401/kế hoạch 10.022 ngàn tấn, bằng 103,8% so với chỉ tiêu Nghị quyết.
(3) Chỉ tiêu than sạch sản xuất đạt 11.540/kế hoạch 10.601 ngàn tấn, bằng 108,9% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Đặc biệt, tỷ lệ thu hồi than sạch đạt 99%/kế hoạch 98%, tăng 1% so với kế hoạch.
(4) Chỉ tiêu than tiêu thụ thực hiện đạt 34.193/kế hoạch 31.296 ngàn tấn, bằng 109,3% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Trong đó, năm 2021 chỉ tiêu này đạt 119% so với kế hoạch TKV giao.
Về giá trị, chỉ tiêu doanh thu đạt 57.989/kế hoạch 50.750 tỷ đồng, bằng 114,3% so với chỉ tiêu Nghị quyết là tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu, lợi nhuận đạt trên 3%/năm. Nổi bật, năm 2022 chỉ tiêu này đạt 133% so với kế hoạch TKV giao. Chỉ tiêu lợi nhuận tổng số đạt 653 tỷ đồng/kế hoạch 72 tỷ đồng, bằng 911,7% so với chỉ tiêu Nghị quyết là tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu, lợi nhuận đạt trên 3%/năm. Trong đó, năm 2022 chỉ tiêu này đạt 137% so với kế hoạch TKV giao.
Về thu nhập tiền lương bình quân đạt gần 11,5 triệu đồng/người/tháng, bằng 117% so với chỉ tiêu Nghị quyết là thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 3 - 5%/năm. Đặc biệt, năm 2022 chỉ tiêu này đạt 120% so với kế hoạch TKV giao, kết quả quan trắc môi trường luôn ở mức độ tốt, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp của NLĐ trong Công ty được cải thiện rõ rệt, người lao động giảm mắc các bệnh về bui phổi…
Cũng như các đơn vị trong TKV, nửa nhiệm kỳ qua, Công ty gặp không ít khó khăn do nhiều yếu tố, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Song với tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” và truyền thống 63 năm của người thợ Tuyển than Hòn Gai, càng khó khăn, càng phải nỗ lực, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự đồng lòng của tập thể người lao động, công tác quản lý, chỉ đạo điều hành sản xuất được triển khai thực hiện phù hợp, linh hoạt, thống nhất, tập hợp được sức mạnh của tập thể trong đơn vị. Nhờ đó, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty đều vượt cao so với với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ XXX. Lãnh đạo Tuyển than Hòn Gai cũng chia sẻ thêm, để có được kết quả đáng ghi nhận một phần doanh nghiệp đã chú trọng công tác tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ và bảo vệ môi trường.