Tạo đà vững chắc cho Chuyển đổi số thành công ở Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin

Thứ tư - 09/10/2024 14:24
"Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 nhằm thực hiện mục tiêu kép là: “vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu”. Với tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng rãi.
     "Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 nhằm thực hiện mục tiêu kép là: “vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu”. Với tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng rãi. 
CĐS
Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Công ty - Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số
Phạm Hồng Thanh phát biểu chỉ đạo tại chương trình đạo tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số của Công ty
     Bám sát Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã có Quyết định số 243/QĐ-TKV phê duyệt Đề án Chuyển đổi số của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã đề ra các mục tiêu cho toàn bộ Tập đoàn và các đơn vị thành viên theo tiêu chí xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trở thành doanh nghiệp số vào năm 2030, trong đó chuyển đổi số (CĐS) hoàn thành cơ bản vào năm 2025. Chuyển đổi hầu hết các hoạt động của TKV trên nền tảng số, tận dụng sức mạnh của công nghệ số, dữ liệu số để gia tăng hiệu quả lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất trong TKV. Với các quan điểm định hướng: Chuyển đổi nhận thức và lựa chọn các trọng tâm chuyển đổi số.
     Thực hiện Chương trình CĐS quốc gia và quan điểm chỉ đạo của Đề án CĐS, các chỉ thị, nghị quyết của TKV, Đảng ủy Công ty Tuyển than Hòn Gai -Vinacomin đã chỉ đạo chuyên môn và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai kịp thời và đồng bộ. Công ty đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động về thực hiện CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thành lập Ban chỉ đạo CĐS và các Tổ giúp việc, lập kế hoạch CĐS của Công ty giai đoạn 2024 - 2025, có dự kiến đến năm 2030, với các mục tiêu: 
    (1) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và CBCNV trong Công ty để thúc đẩy thực hiện CĐS; 
    (2) Kiện toàn tổ chức, đội ngũ và chính sách về CĐS trong Công ty Tuyển than Hòn Gai; Hoàn thiện, nâng cao năng lực hạ tầng về truyền thông, kết nối, thiết bị máy chủ, máy trạm… đảm bảo tốt nhiệm vụ CĐS của Công ty và các phòng ban, phân xưởng; 
    (3) Triển khai các ứng dụng tin học hóa (THH), giải pháp về tự động hóa (TĐH), các tiện ích tiên tiến, hiện đại và phù hợp với mô hình sản xuất của Công ty, phục vụ CĐS giúp nâng cao hiệu quả quản trị, vận hành trong công tác SXKD của Công ty, trong đó ưu tiên sử dụng các ứng dụng, nền tảng dùng chung, các công cụ, tiện ích phục vụ thu thập, lưu trữ, chia sẻ và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả.
     Hiện thực hóa Chương trình hành động, hướng đến Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10/2024, Công ty Tuyển than Hòn Gai -Vinacomin đã mở lớp nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các thành viên Ban chỉ đạo CĐS, các Tổ giúp việc và cán bộ quản lý, điều hành Công ty; cơ cấu lại lực lượng chuyên trách CNTT tại phòng CVA, tăng cường thu hút nhân lực làm công tác THH, TĐH; cơ cấu, quy hoạch lại, nâng cấp hạ tầng truyền thông, v.v, đặt nền móng cho CĐS tại Công ty thành công, đạt hiệu quả cao nhất. Tính đến hết tháng 9/2024, nhiều nội dung công việc đang được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ, cụ thể:
     (1) Về nhân lực CNTT: Công ty đang có 03 nhân viên được đào tạo chuyên ngành, trình độ Đại học, thuộc phòng Cơ điện vận tải - An toàn phụ trách. Ngoài ra còn có lực lượng lao động được đào tạo và am hiểu CNTT đang làm việc tại các đơn vị sản xuất, trực tiếp triển khai công việc và cũng là nguồn nhân lực cho việc phát triển CNTT của Công ty cho các năm tiếp theo. Hầu hết CBCNV trong Công ty đã thực hiện thuần thục các ứng dụng phần mềm hiện đang được triển khai, công tác quản lý chung về CNTT đã đi vào nề nếp, bám sát các chỉ đạo của TKV và quy định của Nhà nước trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
     (2) Tiếp tục tập trung rà soát hạ tầng thiết bị CNTT, an toàn an ninh mạng, trang bị đầy đủ thiết bị CNTT cho phục vụ công tác quản lý, điều hành như: hệ thống camera giám sát kết nối mạng Internet bằng đường truyền cáp quang tốc độ cao, tính cả dự phòng cho khu vực văn phòng và khu vực sản xuất chính của Công ty; quy hoạch lại phòng mạng máy chủ tại khu vực văn phòng và thiết lập các phân cấp phân quyền khai thác sử dụng phần mềm ứng dụng, đảm bảo dung lượng lưu trữ và an toàn bảo mật.
     (3) Công tác đầu tư thiết bị: Tiếp tục lựa chọn thiết bị tiên tiến, hiện đại, có tính đến việc kết nối đồng bộ, điều khiển tập trung thiết bị của các dự án thành hệ thống.
     (4) Về ứng dụng CNTT vào các khâu quản lý, sản xuất: Đã đầu tư nhiều phần mềm như kế toán, vật tư, quản lý văn bản điện tử Portal (áp dụng văn bản điện tử và chữ ký số các văn bản, chứng từ quản lý vật tư); phần mềm quản lý cân ôtô - cân băng tải, khai thác các ứng dụng trên Google sheet, Google doc, office 365 cho phù hợp với từng lĩnh vực công việc: Quản lý nghiệp vụ hạch toán, kế hoạch, kế toán, công tác báo cáo, lập duyệt nhu cầu, kế hoạch trong công tác quản lý Cơ điện - Vận tải (CĐVT), vật tư. 
     (5) Công tác CĐVT: Công ty đang tích cực triển khai xây dựng hệ thống Quản lý điều phối sử dụng máy móc thiết bị vật tư và xây dựng hệ thống Quản lý bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị theo lộ trình CĐS: Thực hiện rà soát, cập nhật bổ sung thông tin thiết bị CĐVT, quy trình kỹ thuật, chuẩn hóa các chứng từ cập nhật, mẫu biểu tổng hợp, hồ sơ báo cáo, xây dựng các lưu trình luân chuyển chứng từ, hồ sơ trong công tác quản lý thiết bị CĐVT. Ứng dụng phần mềm và các ứng dụng Google sheet, Google doc, office 365 vào một số công đoạn trong lưu trình quản lý CĐVT.
     (6) Thiết lập phòng giám sát tập trung (GSTT) cân ô tô tại cảng Làng Khánh để các đơn vị liên quan (Công ty Tuyển than Hòn Gai, Công ty CCP Giám định và Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả), phối hợp theo dõi số liệu, quá trình giao nhận tại các trạm cân ôtô, giúp tiết giảm lao động, đảm bảo an ninh, an toàn. Sau khi đưa phòng GSTT vào hoạt động, Công ty đã tiết giảm được 10 lao động.
     (7) Đầu tháng 10/2024, Công ty đã lựa chọn được nhà thầu cung cấp các phần mềm: Nhật lệnh sản xuất, Phiếu vận chuyển nội bộ, dự kiến trong quý I/2025 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng; năm 2025, sẽ tiếp tục đầu tư phần mềm quản lý Cơ điện vận tải để quản lý chuyên sâu, đồng bộ tất cả thiết bị của Công ty, điều khiển giám sát tập trung, Tự động hóa toàn bộ từ khâu nhận than đầu vào - đến khâu tiêu thụ cuối cùng.
     Trong thời gian tới, các phòng ban chuyên môn tiếp tục rà soát nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh áp dụng các giải pháp số, đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc khảo sát, đánh giá thực trạng, thu thập thông tin, số liệu; phân tích đánh giá, thẩm định, xây dựng các mục tiêu trọng tâm CĐS đối với một số lĩnh vực ưu tiên.
Phó Giám đốc Lê Thanh Hoàn - Phó trưởng ban Chỉ đạo CĐS - Tổ trưởng Tổ giúp việc số 1 họp triển khai nhiệm vụ CĐS trong công tác quản lý CĐVT, Vật tư và Đào tạo nguồn nhân lực
     Hiện nay, Công ty đang nỗ lực khắc phục các khó khăn như: Hạ tầng về truyền thông chưa đồng bộ, thiết bị tại một số khâu trong sản xuất có công nghệ cũ, lạc hậu lỗi thời; việc áp dụng chuyển đổi số mất nhiều chi phí và thời gian, đối với thiết bị hiện đại hoặc có tính đặc thù phụ thuộc vào dịch vụ sửa chữa, bảo trì của nước ngoài dẫn đến việc đảm bảo ổn định phục vụ sản xuất phức tạp; các ứng dụng phần mềm của Công ty được đầu tư tại các giai đoạn khác nhau gây khó khăn cho việc kết nối đồng bộ; nhân lực chuyên trách hiện tại để đảm nhiệm chuyển đổi số còn yếu, thiếu; mặt bằng sản xuất của Công ty trải rộng, số lượng lao động lớn, dẫn đến việc triển khai mất nhiều thời gian; nhận thức về chuyển đổi số của một số bộ phận, cá nhân còn yếu,… để đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong Công ty đảm bảo tiến độ đề ra./.

Tác giả: Lê Đình Thắng - PTP. CVA

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây